Bạn đang gặp sự cố lỗi 403 khi sao lưu dữ liệu Zalo trên điện thoại? Đừng quá lo lắng lỗi 403 thường xuất hiện do sự cố về máy chủ Zalo hoặc do lỗi cài đặt trên điện thoại của bạn. Bài viết này PC Zalo sẽ hướng dẫn bạn các cách khắc phục vấn đề này một cách nhanh chóng, hiệu quả và đơn giản nhất, giúp bạn dễ dàng sao lưu dữ liệu Zalo mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
1. Lỗi sao lưu Zalo 403 là gì?
Lỗi sao lưu Zalo 403 là lỗi xảy ra khi người dùng không thực hiện được quá trình sao lưu lên Google Dvire. Thông báo lỗi nay thường xuyên xuất hiện trên nút Sao lưu và đồng bộ trong phần Sao lưu & khôi phục của ứng dụng Zalo.
2. Nguyên nhân dẫn đến việc bị lỗi sao lưu Zalo 403
Lỗi sao lưu 403 thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra lỗi sao lưu Zalo 403:
–Quyền truy cập bị từ chối. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó là quyền truy cập bị từ chối. Điều này có thể là do người dùng không cung cấp đủ quyền cho ứng dụng Zalo để truy cập và sao lưu dữ liệu lên Google Drive.
–Sự cố kết nối mạng. Nếu thiết bị mạng của bạn đang gặp sự cố kết nối trục trặc thì quá trình sao lưu diễn ra bị gián đoạn và không hoàn thành.
–Cấu hình không chính xác. Nếu thông số kỹ thuật hoặc cài đặt trong ứng dụng Zalo không chính xác, điều này dẫn đến tình trạng không thể thiết lập kết nối được với Google Drive hoặc không thể sao lưu.
–Dung lượng lưu trữ Google Drive bị đầy. Nếu dung lượng Google Drive của bạn bị đầy bạn sẽ không thực hiện việc sao lưu mới được.
–Lỗi ứng dụng Zalo hoặc máy chủ. Qua trình sao lưu hoạt động không đúng cách một phần cũng xuất phát từ sự cố máy chủ hoặc ứng dụng Zalo.

3. Các cách sửa lỗi sao lưu Zalo 403 trên điện thoại đơn giản
Kiểm tra lại kết nối WiFi
Kết nối mạng không ổn định là nguyên nhân phổ biến gây nên lỗi sao lưu. Do đó, bạn hãy xem lại kết nối mạng Wifi. Nếu lỗi mạng báo đường truyền không ổn định hay có quá nhiều người truy cập mạng gây ra tình trạng quá tải, bạn có thể thử dùng Internet vào ứng dụng khác hoặc sử dụng mạng riêng 4G để kết nối mượt hơn.
Bạn cũng có thể reset router hoặc nếu bạn đã thử tất cả các cách trên mà vẫn không thể kết nối mạng, hãy liên hệ nhà mạng cung cấp dịch vụ WiFi để được hỗ trợ bạn nhé.

Chuyển qua dùng 3G, 4G
Quá nhiều thiết bị cùng sử dụng chung một mạng WiFi có thể ảnh hưởng đến chất lượng kết nối mạng, dẫn đến lỗi 403 khi sao lưu Zalo. Nếu như điều đó xảy ra bạn nên chuyển sang kết nối 3G/4G để cải thiện chất lượng mạng.

Thoát và đăng nhập lại Zalo
Nếu đã thử các cách trên mà vẫn chưa thây hiệu quả, bạn hãy thử thoát ra và đăng nhập lại ứng dụng xem sao. Đôi khi, ứng dụng Zalo bị lỗi cũng có thể dẫn đến tính năng sao lưu dữ liệu không thực hiện được. Bạn có thể tham khảo ngay các bước sau đây để đăng xuất Zalo ra khỏi điện thoại.
Bước 1: Vào ứng dụng Zalo, nhấn chọn Cá nhân ở góc phải màn hình > Nhấn chọn Cài đặt.

Bước 2: Kéo xuống dưới cùng chọn Đăng xuất > Nhấn chọn Đăng xuất một lần nữa để xác nhận.

Khởi động lại điện thoại
Khởi động lại điện thoại là một cách đơn giản và hiệu quả để khắc phục nhiều lỗi trên thiết bị di động, bao gồm cả lỗi sao lưu Zalo 403. Khi khởi động lại, điện thoại sẽ được khởi động lại hoàn toàn, giúp khởi chạy lại hệ thống, tắt các ứng dụng chạy ngầm và sửa lỗi phần mềm tạm thời, giúp cho điện thoại hoạt động ổn định và mượt hơn.

Đổi tài khoản Google Drive
Có thể tài khoản Drive của bạn đang bị lỗi hoặc đầy dung lượng dẫn đến không thể sao lưu dữ liệu. Với trường hợp này, hãy đổi tài khoản sao lưu để khắc phục bạn nhé. Dưới đây là 3 bước thực hiện một cách nhanh chóng như sau:
Bước 1: Để đổi tài khoản Google Drive, bạn mở ứng dụng Zalo sau đó nhấn chọn vào Cá nhân > Chọn Cài đặt.

Bước 2: Kéo xuống chọn Sao lưu và khôi phục > Nhấn chọn Tài khoản Google Drive để sao lưu ảnh.

Bước 3: Nhấn chọn Đổi tài khoản > Sau đó chọn Dùng tài khoản khác.

Xóa bản sao lưu và sao lưu lại
Việc lưu trữ quá nhiều bản sao lưu Zalo cũ trên Google Drive có thể dẫn đến lỗi 403 khi sao lưu dữ liệu mới. Lý do là vì Google Drive có giới hạn dung lượng lưu trữ và việc lưu trữ quá nhiều bản sao lưu cũ có thể khiến dung lượng lưu trữ bị đầy. Do đó, Zalo sẽ không thể tạo bản sao lưu mới và dẫn đến lỗi 403. Để khắc phục, bạn cần thực hiện như sau: Bạn mở ứng dụng Zalo >Vào phần Cá nhân > Nhấn chọn Cài đặt > Sau đó chọn Sao lưu và khôi phục > Nhấp vào dấu 3 chấm > Cuối cùng chọn Xóa bản sao lưu

Gỡ và cài đặt lại Zalo
Việc gỡ cài đặt và cài đặt lại ứng dụng Zalo có thể giúp khắc phục lỗi 403 trong một số trường hợp. Một số nguyên nhân xảy ra do lỗi phần mềm, tập tin ứng dụng bị hỏng hoặc xung đột với các ứng dụng khác. Việc gỡ cài đặt và cài đặt lại ứng dụng sẽ giúp loại bỏ các tập tin bị hỏng và cách tốt nhất là cài đặt phiên bản mới nhất của Zalo, từ đó có thể khắc vấn đề này nhé!

Sau khi gỡ cài đặt, bạn chỉ cần vào CH play hoặc App Store để tải ứng dụng và chọn đăng nhập.
Liên hệ tổng đài Zalo
Nếu bạn đã thử tất cả các cách khắc phục được đề cập ở trên mà vẫn không thể giải quyết lỗi sao lưu Zalo 403, bạn có thể liên hệ với tổng đài Zalo: 1900561558 để được hỗ trợ. Cước phí cuộc gọi là 2000đ/phút

Tổng kết
Bài viết trên đã chia sẽ “tất tần tật” những thắc mắc về lỗi sao lưu Zalo 403 trên điện thoại chi tiết, dễ hiểu. Chúc bạn thành công trong việc khắc phục lỗi sao lưu Zalo 403 và bảo vệ dữ liệu Zalo của mình một cách hiệu quả, đơn giản. Hy vọng những thông tin mà pczalo.me chia sẻ hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn ở những chuyên đề tiếp theo nhé!